TƯ VẤN THIẾT KẾ TỦ BẾP “ĂN GIAN” DIỆN TÍCH

Thiết kế tủ bếp chú trọng thêm không gian khác ngoài tam giác nhà bếp, tận dụng tối đa hành lang, thiết kế ô để thiết bị ngầm trong tủ bếp, đảo bếp, … Tất cả đều có thể giúp bạn “ăn gian” không gian nhà bếp với những nhà bếp chật hoặc có quá nhiều đồ.

1. Đảo bếp nằm sát tường (giống thiết kế bếp chữ U).

Thiết kế tủ bếp đẹp kiểu chữ U

Bàn đảo bếp không nằm giữa bếp nữa mà nằm sát 1 bên tường  sẽ giúp gia đình bạn có phần không gian giữa bếp thoáng đãng.Thiết kế tủ bếp này có hình thái giống với thiết kế bếp chữ U. Lợi ích không gian này mang lại là sự tập trung, rộng rãi,tiện lợi hơn rất nhiều.

Ngoài ra việc lựa chọn hình dáng tủ bếp khác phù hợp với từng không gian riêng cũng sẽ giúp tiết kiệm không gian đáng kể.

2. Sử dụng chất liệu mặt bàn bếp sáng.

Lựa chọn gam màu trắng sáng cho thiết kế tủ bếp

Để không gian nhà bếp sáng sủa, rộng rãi hơn, bạn nên chọn chất liệu làm mặt bàn bếp bằng gạch kính, hoặc các chất liệu có độ sáng, bóng cao, sâu càng tốt.

Ngoài mặt bàn, chất liệu cánh tủ, mặt sàn cũng cần được chú ý ưu tiên nhóm màu sáng bóng. Acrylic là một trong những chất liệu có độ bóng loáng mà các KTS ưu tiên lựa chọn.

3. Tủ bếp âm trong tường

Thiết kế tủ bếp hiện đại, thông minh

Để đảm bảo độ vững chắc trong kết cấu tường bếp, bạn không nên lạm dụng thiết kế tủ bếp âm trong tường. Nhưng nếu biết cách bố trí, chỉ cần1 ít ô tủ nhỏ sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều không gian. Đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu tường.

4. Chậu rửa đơn tròn.

Thiết kế tủ bếp với chậu rửa đơn tròn

Chậu rửa tròn không phổ biến nhưng theo chuyên gia của chúng tôi nó có ưu điểm là tiết kiệm không gian, tính thẩm mỹ cao và đảm bảo an toàn.

Chậu rửa đơn tròn mặc dù không thoải mái nhưng nó lại có thể tiết kiệm được rất nhiều không gian.

5. Không đặt tủ bếp trên ở khu vực gần cửa sổ

Bạn không nên đặt bếp nấu bên cạnh ô cửa sổ

Tủ bếp trên là giải pháp tối ưu cho không gian nhà bếp hẹp nhưng nếu lạm dụng quá mức, nó sẽ gây cảm giác tù túng, bí bách mỗi khi bước vào bếp. Với 1 vài khu vực như: quanh cửa sổ, gần bàn ăn; bạn nên để trống khu vực phía trên. Có như vậy, lượng ánh sáng tự nhiên vào bếp mới được nhiều, vừa giúp cho không khí trong lành, vừa làm cho nhà bếp sáng sủa hơn, nhờ đó mà cũng rộng rãi hơn (về cảm quan).

6. Thiết bị nhà bếp đặt âm trong Tủ bếp, bàn đảo bếp

Thiết kế tủ bếp có bàn đảo bếp hiện đại hợp xu hướng

Các thiết bị bếp như: Lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh, … nên được đặt trong cùng khối với tủ bếp. Có nghĩa là tủ bếp, đảo bếp được thiết kế các ô riêng đặt các thiết bị này. Hoặc bạn cũng có thể thiết kế dạng ngăn kéo, khi không dùng thì đùn vào sâu bên trong tủ bếp, khi dùng thì kéo ra.

***Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bàn ghế ăn gập để tiết kiệm không gian nhà bếp. Tư vấn này rất phù hợp với những không gian nhà bếp chung với phòng ăn. Bạn có thể sử dụng bàn, ghế ăn không cố định, có thể gập lại khi không sử dụng.

Thiết kế tủ bếp chữ L với giá góc liên hoàn

Với đội ngũ nhân viên tận tâm và dày dặn kinh nghiệm. Bepvn đồng hành cùng gia chủ tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho không gian mỗi gia đình. Công nghệ sản xuất tự động hóa theo tiêu chuẩn Châu Âu và nguyên liệu ngoại nhập. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những sản phẩm có độ chính xác và chất lượng cao nhất.

Hãy để lại thông tin Bep.vn xin phép liên hệ lại tư vấn báo giá cho anh/chị ạ

 
Để lại thông tin, Bep.vn xin phép liên hệ tư vấn báo giá tới anh chị ạ
DMCA.com Protection Status