(Bep.vn) Một gian bếp luôn phải tuân theo quy luật: Đảm bảo chức năng và độ an toàn. Cùng Bep.vn tìm hiểu gian bếp nhà bạn hiện tại đã tuân theo bao nhiêu phần trăm trong số những quy luật hệ thống dưới đây. Hay nói cách khác là tìm hiểu xem tại sao cách sắp xếp trong gian bếp của gia đình khiến bạn không thoải mái và bất tiện khi sử dụng. Và phương pháp khắc phục sẽ là như thế nào.
Những quy tắc thiết kế này chỉ mang tính tham khảo, khi áp dụng cần phải linh hoạt và tham khảo thêm kinh nghiệm từ kiến trúc sư để có quyết định chính xác và hợp lý nhất. Nếu sau khi tham khảo những quy tắc này, bạn thấy thiết kế gian bếp cũ của gia đình có gì chưa hợp lý, đừng ngần ngại, hãy tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để thực hiện một vài thay đổi khiến không gian bếp trở nên ấm cúng và thoải mái nhất. Đầu tư cho không gian bếp luôn là một đầu tư thông minh.
Trong mỗi quy tắc sẽ có một số đề mục nhỏ: Mã yêu cầu, hướng dẫn, hướng dẫn chuẩn mực quốc tế, ghi chú, bình luận.
Mục lục
ToggleGiải thích ý nghĩa của các đề mục nhỏ
Bep.vn xin được đưa một số giải thích về ý nghĩa của những tiêu đề này cũng như nội dung được đề cập sau những tiêu đề đó.
Mã yêu cầu: Mỗi quốc gia có một quy chuẩn trong xây dựng riêng, họ quy định các thông số hoặc mã các số liệu, thông tin khác nhau (đơn vị đo chiều dài hoặc chiều rộng). Ví dụ đối với người Việt Nam là sử dụng đơn vị là centimet (cm).
Ghi chú: Bình luận của Bep.vn – đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm về thiết kế và sản xuất tủ bếp, nội thất về các quy định hay tiêu chuẩn.
Bình luận: Quan sát và giải thích riêng của Bep.vn. Chúng tôi dùng bình luận để giới thiệu những quy tắc, hướng dẫn từ nhiều nguồn khác cũng như thảo luận về những kinh nghiệm của riêng Bep.vn và áp dụng cho những hướng dẫn này.
Đây không chỉ là những quy tắc chuẩn mực trong thiết kế nhà bếp. Mà các kiến trúc sư và kỹ thuật viên đã làm việc cùng nhau trong nhiều năm để đưa ra 31 quy tắc quan trọng, tất nhiên là nó chưa đạt đến “trình” tiêu chuẩn của thiết kế nhưng nó là những kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tế làm việc và sử dụng. Chúng tôi đã ghi lại tất cả những điều này.
Quy tắc 1: Cửa ra vào của nhà bếp
Hướng dẫn: Độ mở của cánh cửa tối thiểu là 81cm, phần thân cửa rộng từ 25cm – 60cm. Vậy nên yêu cầu chiều rộng của cửa ra vào tối thiểu là 85cm.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Chiều rộng của cửa ra vào bếp (không tính phần thân cửa) tối thiểu là 85cm
Theo Bep.vn:
Chiều rộng tiêu chuẩn của cửa ra vào bếp thường là: 45cm, 50cm, 60cm, 70cm, 75cm, 81cm, 85cm. Các cửa ra vào bếp có số đo khác với các số đo trên thường được đặt trong những gian bếp có chức năng đặc biệt.
Cửa nội thất nói chung thường được thiết kế với chiều rộng 85cm (45cm-60cm) hoặc 90cm (0-90cm).
Những số đo trên được áp dụng (dùng) phổ biến khoảng 1 năm nay, được nhận định là hợp lý, thuận tiện.
Quy tắc 2: Những đồ dùng có thể cản trở đến cửa ra vào nhà bếp
Hướng dẫn: Để đảm bảo an toàn cho khu vực quanh cửa ra vào, không nên thiết kế theo kiểu không gian chồng chéo (nhiều cánh cửa chia sẻ một không gian mở)
Theo Bep.vn:
Với các vật dụng, thiết bị nhà bếp như: tủ lạnh, tủ bếp, phụ kiện … cần phải thiết kế sao cho hợp lý, thuận lợi, không chen với cửa ra vào bếp. Để phù hợp nhất, bạn hãy liên hệ với các đơn vị có kinh nghiệm và uy tín về thiết kế để lắng nghe tư vấn.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Đối với cửa sử dụng bản lề theo tiêu chuẩn thì kích thước tối thiểu đối với chiều rộng của cửa nên là 45cm x 150cm. Đối vói kích thước tối thiểu cho cánh cửa để đẩy cửa ra vào thuận lợi là: 30cm x 120cm.
Quy tắc 3: Khoảng cách trong khu vực tam giác nhà bếp
Hướng dẫn: Trong một gian bếp, khu vực tam giác bếp (tủ lạnh – bếp – bồn rửa) phải được thiết kế theo tiêu chuẩn sau: các khoảng cách tủ lạnh – bếp, bếp – bồn rửa, tủ lạnh – bồn rửa không quá 65cm.
Theo Bep.vn:
Khu vực tam giác bếp thường là được sử dụng nhiều nhất, không gian đi lại nhiều nhất. Tuy nhiên, tùy thói quen, tính chất công việc trong nhà bếp khác nhau mà khu vực tam giác nhà bếp này được mở rộng thành tứ giác, ngũ giác,…Lúc này khoảng cách giữa 2 thiết bị trên 1 cạnh của tam giác không nên quá 2.7m và cũng không ít hơn 1.2m.
Khái niệm tam giác bếp trong thiết kế nhà bếp có từ đầu thế kỷ 20, hiện tại đã có nhiều thay đổi trong khái niệm này. Có thể số thiết bị được đưa vào khu vực tam giác này nhiều hơn (khi đó nó được gọi là đa giác bếp). Hoặc 3 thiết bị này được đặt trên một đường thẳng.
Lưu ý: Việc sắp xếp tam giác bếp nên lưu ý không nên để cạnh của tam giác bị cắt hay gặp vật cản.
Xem thêm: Tam giác bếp hoàn hảo trong thiết kế tủ bếp
Quy tắc 4: Trung tâm làm việc không bị tách biệt
Hướng dẫn: Không nên dùng những chiếc tủ cao hay tấm ngăn cách các không gian làm việc trong bếp như: khu vực rửa bát với khu vực nấu nướng, khu vực để đồ,… là cần thiết. Để không gây cản trở cho việc nấu nướng hay chuẩn bị đồ ăn. Các khu vực làm việc trong bếp nên được nối liền và thông với nhau.
Quy tắc 5: Việc đi lại trong tam giác nhà bếp
Hướng dẫn: Việc đi lại trong khu vực này hiện vẫn chưa có hướng dẫn đặc biệt nào ngoài lưu ý không đặt để nhiều vật cản trở có kích thước lớn để tránh tai nạn do va quệt trong quá trình di chuyển.
Theo Bep.vn:
Nhiều nhà bếp xây dựng từ những năm 1970 có thiết kế lối đi qua nhà bếp để ra vườn do vậy phần không gian của tam giác bếp thường bị chia sẻ nên không được thuận tiện lắm. Nếu có sự sắp xếp bố trí hợp lý, thì không gian đi lại trong tam giác bếp sẽ thoải mái và thông thoáng, tiện lợi cho mọi thành viên trong gia đình.
Quy tắc 6: Lối di chuyển trong quá trình làm việc trong nhà bếp
Hướng dẫn: Chiều rộng của lối đi nên tối thiểu là 105cm (nếu thường xuyên chỉ có 1 người nội trợ)
Chiều rộng của lối đi nên tối thiểu là 120cm (nếu thường xuyên chỉ có 2 người làm trong gian bếp).
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Không gian sàn tối thiểu là 150cm để thuận tiện cho quá trình di chuyển và nấu nướng. Cũng như việc sắp xếp thiết bị, đồ đạc trong nhà bếp.
Theo Bep.vn:
Khu vực không gian để trống ở lối đi để phục vụ cho việc nấu ăn trong bếp khác với lối đi thông thường nhưng thời gian trước, nó không được tách biệt rõ ràng nên khi thiết kế không có các chi tiết thiết kế đặc biệt khiến quá trình nấu nướng không thuận tiện và cũng không đảm bảo an toàn cho người nấu.
Thiết kế bếp cũ thường tận dụng phần không gian làm việc trong bếp làm lối đi ra các không gian khác trong nhà luôn.
Quy tắc 7: Lối đi lại trong không gian nhà bếp
Hướng dẫn: Chiều rộng của lối đi trong bếp tối thiểu là 90cm.
_ Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Nếu các lối đi vuông góc với nhau thì chiều rộng của nó ít nhất là 105cm.
_ Theo Bep.vn:
Cần phân biệt lối đi và khu vực đi lại phục vụ cho việc nấu ăn trong nhà bếp, nó được gọi là lối đi làm việc.
Nếu lối đi kết hợp là lối đi làm việc thì chiều rộng tối thiểu của nó nên là 120cm.
Quy tắc 8: Giải phóng mặt bằng khu vực ăn uống, nấu nướng
Hướng dẫn: Nếu đằng sau ghế ngồi không có lối đi, chỉ để khoảng trống cho thoáng, thì chỉ cần để khoảng 80cm, tính từ chân bàn đến chân tường.
.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Nếu đằng sau ghế ngồi không phải là lối đi thường xuyên thì khoảng trống này là 90cm sẽ thoải mái, hợp lý. Khoảng cách này tính từ mép chân bàn đến chân tường hoặc bất kỳ vật nào gần lưng ghế nhất.
Theo Bep.vn:
Nếu diện tích bếp rộng thì có thế sắp xếp thứ tự ghế ngồi từ trong ra ngoài như hình. Ghế trong cùng có thể không cần để khoảng trống đằng sau để đi lại, chỉ để khoảng trống đủ thoáng 80c, ghế thứ 2, bắt buộc phải để khoảng trống đằng sau đủ cho 1 người lách qua để vào trong, lúc này khoảng trống yêu cầu tối thiểu là 90cm, ghế thứ 3, phải để khoảng trống đằng sau tối thiểu là 110cm thì mọi người vào các ghế trong mới dễ dàng được, đôi khi là 2 người cùng bước vào 1 lúc.
Nếu để khoảng trống sau chỗ ngồi là 80cm thường không được áp dụng nhiều vì nó không hợp lý, người ngồi khó có cảm giác thoải mái.
Quy tắc 9: Không gian đặt bàn ăn, nghỉ ngơi trong nhà bếp
Hướng dẫn: Chỗ ngồi trong bếp, tính theo đầu người, thường là tính vào diện tích bàn ăn, mỗi người nên được dành cho tối thiểu chiều rộng là 60cm.
Nếu bàn cao 75cm, chiều sâu tối thiểu phù hợp để chân co duỗi thoải mái là 45cm.
Nếu bàn cao 90cm, chiều sâu tối thiểu phù hợp để chân co duỗi thoải mái là 40cm.
Nếu bàn cao 105cm, chiều sâu tối thiểu phù hợp để chân co duỗi thoải mái là 30cm.
.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Khu vực chỗ ngồi trong bếp (có thể là bàn ăn hoặc bàn làm việc) nên là 70cm – 85cm (cao) x 75cm – 90cm (rộng) x 45cm (sâu). Kích thước này có thể sử dụng linh hoạt cho nhiều người có chiều cao khác nhau. Kích thước tối thiểu cho không gian để chân tối thiểu là: 90cm (rộng) x 70cm (cao) x 50cm (sâu).
_ Theo Bep.vn:
Không gian để chân tính từ cạnh bàn phía trước. Chiều rộng 60 cm cho mỗi vị trí ngồi là phù hợp, khả thi, mặc dù có thể là không được thoải mái lắm. Nếu không gian rộng thì chiều này nên từ 70cm đến 75cm hoặc hơn.
Quy tắc 10: Vị trí đặt bồn rửa bát
Hướng dẫn: Nếu bếp chỉ có 1 bồn rửa, nó phải được đặt liền kề hoặc nối thẳng đến khu vực đặt bếp nấu và tủ lạnh.
.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Thiết kế đặt chậu rửa phù hợp cho người sử dụng. Kích thước tối thiểu được đề xuất để đặt bồn rửa là 90cm(rộng) x 65cm(cao) x 20cm(sâu). Điều chỉnh tăng lên sâu 45cm, rộng 20cm từ sàn nhà, cách điện cho ống tiếp xúc cần được cung cấp.
Theo Bep.vn:
Bồn rửa nên liền với khu vực chuẩn bị đồ nấu và tủ lạnh (cùng phía).
Quy tắc 11: Khu vực bồn rửa bát
Hướng dẫn: Sẽ có 3 khu vực được chia nhỏ trong khu vực đặt bồn rửa: khu vực đặt bồn rửa (giữa), khu vực sơ chế đồ nấu (phải), khu vực để đồ đã sơ chế (trái).
Khu vực sơ chế đồ nấu có chiều rộng ít nhất là 45cm, khu vực để đồ đã sơ chế có chiều rộng ít nhất là 60cm.
Ghi chú: Nếu bồn rửa, khu vực sơ chế đồ nấu có chiều cao bằng nhau thì khu vực để đồ đã sơ chế nên thiết kế cao hẳn lên, cao hơn bồn rửa khoảng 8cm.
Nếu nhà bếp hình chữ L (xem hình), phần đuôi chữ L ít nhất rộng 53cm, nên để khoảng cách từ cạnh ngoài và cạnh trong của bồn rửa, tính từ bụng người rửa vào, khoảng 8cm.
Nếu bồn rửa là đơn, nên để chiều sâu ít nhất là 40cm và rộng từ 70cm đến 115cm
_ Theo Bep.vn:
Trong thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, mặt khu vực để đồ ăn đã sơ chế xong thường là cao hơn khu vực đặt bồn rửa và sơ chế đồ ăn.
Quy tắc 12: Khu vực sơ chế đồ ăn
Hướng dẫn: Khu vực chế biến đồ ăn nên rộng 90cm x sâu 60cm, đặt ngay cạnh bồn rửa.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Chiều rộng của khu vực này tối thiểu là 75cm và một khoảng trống thoải mái trong quá trình sơ chế đồ ăn.
Theo Bep.vn:
Nếu chiều sâu của khu vực này lớn hơn 60cm, chiều rộng của nó nên là 75cm, nếu chiều sâu là 53cm hoặc nhỏ hơn, chiều rộng nên là 90cm.
Quy tắc 13: Vị trí đặt máy rửa bát
Hướng dẫn: Vị trí đặt máy rửa chén, bát không nên cách quá xa bồn rửa bát, khoảng cách này tối đa là 90cm.
Ghi chú:
Trong nhà bếp hình chữ U, chữ L và sắp xếp máy rửa bát theo trình tự trong hình cần lưu ý, khoảng cách từ máy rửa bát đến phần bàn/ tủ tối thiểu là 55cm.
Nhiều trường hợp, khoảng cách từ máy rửa bát bồn rủa chỉ 55cm (tính từ vị trí giữa của bồn rửa đến đến cạnh đầu tiên của máy rửa bát).
.
Theo Bep.vn:
Các máy rửa bát hiện đại bây giờ đều khó sử dụng, có nhiều bất cập. Muốn xếp bát, lấy bát ở khay dưới, luôn phải mở cả khay trên, tốn thời gian và thao tác. Khi dùng máy rửa bát, người dùng phải cúi người thấp, thậm chí phải ngồi xuống, không được thuận tiện lắm. Một số máy rửa bát thiết kế dạng kéo bản lề, đòi hỏi khu vực xung quanh máy rửa bát phải để rộng, không thể tận dụng trong đặt để nhiều đồ khác.
Giải pháp trong trường hợp này là: nâng cao vị trí đặt máy rửa bát, đưa nó lên cao gần phần eo của người dùng. Một giải pháp khác đã được thực hiện trong việc thiết kế máy rửa bát nhưng những máy rửa bát có thể khắc phục tất cả những nhược điểm trên thường phải bỏ chi phí rất cao.
Quy tắc 14: Khu vực để thùng rác
Hướng dẫn: Thùng rác tiện lợi hơn khi được thiết kế gắn vào cánh tủ. Hoặc ô tủ đựng thùng rác nên có ít nhất 2 ô nhỏ (để 2 thùng rác khác nhau).
.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Đây là mô hình ô tủ đựng thùng rác đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Theo Bep.vn:
Vị trí đặt ô tủ đựng thùng rác nên ở dưới bồn rửa, nếu phần không gian này đủ rộng, không bị các ống dẫn nước cản trở.
Quy tắc 15: Bồn rửa bát phụ
Hướng dẫn: Bồn rửa phụ này thường được đặt riêng biệt trong bếp, không nối liền với bất kỳ thiết bị nào. Nên để chừa khoảng cách từ mép ngoài cùng bàn đặt bồn rửa (phía trái) đến cạnh ngoài của bồn rửa ít nhất 7cm. Khoảng cách phía còn lại (thường là đặt sát tường) là 45cm. Toàn bộ mặt khu vực đặt bồn rửa cao bằng nhau.
.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Khi thiết kế bồn rửa phụ, nếu trong nhà có người khuyết tật, phải ngồi để rửa, cần lưu ý để khoảng trống ở dưới rộng hơn bình thường. Nên để khoảng trống này là 90cm rộng x 70cm cao x 20cm sâu, chiều sâu có thể tăng lên 45cm, kéo dài 23cm tính từ sàn nhà.
Theo Bep.vn:
Toàn bộ ống dây dẫn nước phía dưới bồn rửa nên được thiết kế dạng kín đáo, khi sử dụng, chân khó tiếp xúc, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Cần chắc chắn là không có các cạnh sắc nhọn ở phía dưới này.
Quy tắc 16: Khu vực đặt tủ lạnh
Hướng dẫn: Nên để khoảng trống giữa tủ lạnh với tưng hoặc các vật dụng khác là 38cm, tủ lạnh 1 cánh hay 2 cánh đều như vậy.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Cần để khoảng trống phía trước tủ lạnh là 75cm x 120cm. Phần không gian này song song với tủ lạnh, với đường trung tâm của sàn; khoảng cách từ đường trung tâm này đến cạnh chân đầu tiên của thiết bị đối diện tủ lạnh tối đa là 120cm
Quy tắc 17: Khu vực đặt bếp nấu
Hướng dẫn: Nên để trống phần không gian 2 bên cạnh bếp, tối đa là 30cm và 38cm.
Ghi chú: 2 phần mặt trống này phải có chiều cao bằng ô đặt bếp.
Để đảm bảo an toàn, nếu bếp thiết kế theo dạng đảo hoặc bán đảo, nên để khoảng trống đằng sau của mặt bếp là 25cm (tối thiểu).
Thiết kế phần không gian xung quanh bếp không giống nhau khi áp dụng tại các vùng, miền khác nhau do thói quen và tập tục văn hóa khác nhau.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Chiều cao tối đa của khu vực đặt bếp nấu là 86cm, cần phải để khoảng trống phù hợp (độ sâu) khu vực dưới bếp nấu để người nấu đứng thoải mái khi nấu.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Chiều cao tối đa của khu vực đặt bếp nấu là 86cm, cần phải để khoảng trống phù hợp (độ sâu) khu vực dưới bếp nấu để người nấu đứng thoải mái khi nấu.
Xem thêm: Tư vấn kích thước tủ bếp hiện đại chuẩn với chiều cao người dùng Việt
Quy tắc 18: Không gian phía trên bếp nấu
Hướng dẫn: Khoảng cách từ bề mặt bếp nấu lên mặt dưới máy hút mùi hoặc vật dụng khác, bề mặt tường trần nên là 60cm, để đảm bảo không xảy ra cháy nổ, bắt lửa.
Mã yêu cầu: Khoảng trống (hoàn toàn) phía trên mặt bếp nấu tối thiểu là 75cm để tránh cháy nổ, bắt lửa trong khi nấu.
Nếu đặt lò vi sóng ở phía trên của bếp nấu, cần phải thiết kế, lắp đặt theo thông số kỹ thuật riêng.
Theo Bep.vn:
Nên phối kết hợp quy tắc này với quy tắc 19 (trình bày ở dưới). Nên tuân thủ nghiêm quy định về khoảng cách để trống phía trên của bề mặt bếp nấu. Thường thì các nhà sản xuất, thợ lắp đặt sẽ thực hiện lắp đặt các thiết bị phía trên cách xa hơn khoảng cách quy định ở trên.
Quy tắc 19: Hệ thống thông gió cho khu vực bếp nấu
Hướng dẫn: Muốn có bầu không khí quanh khu vực bếp nấu thông thoáng, nên tuân thủ chính xác từ kích thước các thiết bị bên trong đến khoảng trống giữa các thiết bị này.
Tốc độ thông khí tối thiểu là 150 khối khí/ phút (cfm).
_ Mã yêu cầu: Nhà sản xuất phải tuân theo tiêu chuẩn quy định.
Tốc độ thông khí tối thiểu phải đạt 100 cfm và được ngầm hóa bên ngoài.
Tuân thủ theo quy định về tốc độ khí.
_ Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Bảng điều khiển quạt thông gió nên có độ cao từ người điều khiển từ 38cm đến 110cm, dễ đọc, dễ điều khiển, không quá ồn.
Quy tắc 20: An toàn cho nhà bếp
Hướng dẫn: Không đặt bếp dưới cửa sổ hoặc quá gần cửa sổ (thường xuyên mở).
Cửa hoặc cửa sổ trên hoặc gần bếp nấu không nên làm bằng vật liệu dễ cháy nổ. Nên có bình chữa cháy trong bếp và đặt cạnh lối đi, nơi dễ lấy.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Nơi đặt bình chữa cháy phải treo cao so với sàn từ 38cm đến 120cm.
Theo Bep.vn:
Nếu trong thiết kế nhà bếp của gia đình không có yêu cầu về việc phải có bình chữa cháy thì bạn vẫn nên sắm một cái.
Bình chữa cháy nên đặt ở nơi dễ tiếp cận nhất, dễ lấy nhất trong bếp.
Nên đọc hướng dẫn sử dụng ngay khi mua bình, không nên để đến lúc cháy mới mang ra đọc.
Kiểm tra hoạt động của bình chữa cháy 6 tháng 1 lần hoặc thường xuyên hơn.
Quy tắc 21: Vị trí đặt lò vi sóng
Hướng dẫn: Nên xác định vị trí lò vi sóng sau khi xem xét chiều cao cũng như khả năng của người sử dụng. Vị trí đặt lò vi sóng lý tưởng là thấp hơn vai người dùng 7cm và không cao hơn 140cm so với sàn nhà.
Nếu lò vi sóng đặt ở phía dưới, gần sàn nhà thì nên cách sàn nhà ít nhất 38cm.
_ Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Vị trí đặt lò vi sóng cao hơn mặt sàn ít nhất là 38cm nhưng không quá 90cm
Theo Bep.vn:
Vị trí đặt lò vi sóng nên được thiết kế từ trước, tại thời điểm thiết kế ô/ tủ đặt lò vi sóng, nên tham khảo tài liệu về kích thước lò vi sóng hiện tại.
Khi thiết kế tủ/ ô để lò vi sóng cần phải để chừa ra một khoảng không gian phía trên của lò vi sóng để đảm bảo thiết bị hoạt động được bền nhất và không có mùi thức ăn trong quá trình sử dụng. Có thể áp dụng thông số này trong quy tắc 18, 19.
Hướng dẫn này có vẻ như mơ hồ khi bộ điều khiển lò thiết kế theo chiều dọc (kiểu như bàn phím máy tính). Tuy nhiên, tất cả hướng dẫn điều khiển này đều được tiếp cận, xử lý dễ dàng với chiều cao không quá 140cm
Quy tắc 22: Nên đặt lò vi sóng như thế nào?
Hướng dẫn: Có thể chọn các vị trí đặt lò vi sóng như trong hình. Nên để khoảng trống phía trên, dưới, cạnh lò vi sóng là 38cm, tùy thiết kế của tủ để lò vi sóng, vị trí đặt lò vi sóng.
.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Lò vi sóng có thể đặt trong ngăn tủ, có cánh đóng hoặc trong ngăn tủ không có cách đóng hoặc trên nóc tủ không có cánh như trong hình.
Theo Bep.vn:
Nếu lò vi sóng đặt trong tủ có cánh đóng thì cần phải để khoảng trống cần và đủ để mở cánh thoải mái, thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Quy tắc 23: Vị trí đặt lò nướng
Hướng dẫn: Khoảng trống 2 bên lò nướng nên ít nhất là 38cm, nhưng không quá 120cm
.
Theo Bep.vn:
Khoảng trống 2 bên lò tối thiểu là 68cm, chia đều cho 2 bên
Quy tắc 24: Kết hợp các khu vực trong không gian bếp
Hướng dẫn: Khoảng cách giữa 2 thiết bị nhà bếp nên tính bằng tổng khoảng cách yêu cầu cho khoảng trống cạnh 1 thiết bị cộng thêm 30cm.
.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Tài liệu trong nội dung này được lấy theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo Bep.vn:
Nếu đặt bếp và tủ lạnh gần nhau, nên để khoảng trống này là 68cm.
Quy tắc 25: Thiết kế mặt bàn bếp
Hướng dẫn: Tổng chiều dài của mặt bàn phục vụ cho việc nấu ăn trong bếp là 400cm, chiều sâu là 60cm (ít nhất là 38cm).
Ghi chú: Các ô tủ bếp để đồ hoặc các thiết bị nhà bếp chìm/kín (lò vi sóng, máy rửa bát), bán đảo, đảo rời cũng sẽ được tính cộng vào tổng chiều dài của mặt bàn ở trên.
.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Trên mặt bàn bếp này chỉ nên để 2 bậc chiều cao, một là từ 70cm đến 90cm, một là từ 90cm đến 115cm.
Theo Bep.vn:
Chiều sâu bàn bếp 60cm tương đối phổ biến và hợp lý, được sử dụng nhiều trong các căn bếp hiện đại.
Các nhà bếp cũ thường được thiết kế chiều sâu luôn nhỏ hơn 60cm.
Trong các nhà bếp hiện đại, thiết kế dạng đảo, bán đảo khá phổ biến. Cần chú ý chiều sâu, lúc này là chiều rộng, của khu vực đảo, phải bằng chiều sâu của kích thước bàn bếp chung.
Quy tắc 26: Góc bàn bếp
Hướng dẫn: Nên để các góc của bàn bếp tròn thay vì nhọn.
.
Theo Bep.vn:
Hướng dẫn trên chỉ áp dụng với các góc bên ngoài, nơi người dùng có thể thường xuyên va chạm.
Không có bán kính tối thiểu chuẩn cho các góc bàn nhưng bán kính lớn nhất thường là 5cm.
Góc có thể được cắt bớt thành vát hoặc tròn phi lê.
Quy tắc 27: Tủ đựng đồ
Hướng dẫn: Tổng mặt tiền của các tủ này nên là 3550cm với căn bếp nhỏ; 4300cm với căn bếp có diện tích trung bình; 5100cm với căn bếp có diện tích lớn.
_ Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Các tủ để đồ nên cách mặt sàn từ 38cm đến 120cm.
_ Ghi chú: Mặt tiền kệ và ngăn kép tủ bếp được xác định bằng kích thước cá tủ (cộng cả chiều sâu). Công thức như sau: Chiều rộng tủ (cm) x số lượng giá/ tủ x chiều sâu của tủ (feet) = mặt tiền của tủ/ kệ.
Tổng kích thước mặt tiền và kích thước phân chia cho các kệ/ tủ liên quan chặt chẽ với nhau, chỉ cần thay đổi 1 kích thước là có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của các ô tủ khác và toàn bộ mặt tiền. Vì vậy, khi thay đổi, nên tham khảo ý kiến của người thiết kế.
Tủ đề đồ nên cao ít nhất 215cm.
Theo Bep.vn:
Hướng dẫn này đã lỗi thời, các phép tính ở trên quá phức tạp, khó thực hiện. Bây giờ người ta dùng một số thuật toán, có thể thực hiện tự động trên máy tính.
Phía sau tủ/ kệ nên để khoảng trống là 30cm. Tủ càng cao, khoảng cách này càng phải rộng 40cm.
Tất cả các tủ nên cao 198cm (Thực tế, khi thiết kế, chúng tôi sử dụng vòng cung trong tầm với của người nấu).
Tất cả không gian trong ngăn kéo đều có thể sử dụng, tiếp cận được. Để với tới phần không gian 30 cm phía trong, chỉ cần kéo ngăn kéo ra. Nhưng chỉ có 30cm phía trước là hữu ích, 30cm phía sau là không thể với tới.
Để không có không gian nào phía trong bị thừa nên tính tóan chính xác kích thước mặt tiền tối thiếu khi thiết kế.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy, chỉ 1/2 diện tích các ngăn kéo, tủ đựng trong bếp là được sử dụng, còn lại thì bỏ phí.
Với tủ thấp hơn, số ngăn kép phù hợp là 3 đến 4 ngăn kéo, dù tối đa (theo quy định) chỉ là 2 ngăn kéo. Nếu có 3 ngăn kéo thì mặt tiền cơ bản là 365cm hoặc gấp đôi tủ đồ 2 ngăn kéo. Nếu 4 ngăn kéo thì con số này là 488cm
Quy tắc 28: Ngăn chứa đồ dưới bồn rửa bát
Hướng dẫn: Kích thước của tủ đồ này nên là 182 cm.
.
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Khoảng cách từ mặt sàn đến tủ đồ này nên giao động từ 38cm đến 48 cm
Theo Bep.vn:
Thông tin ở trên chỉ là cơ bản, để áp dụng hợp lý, hài hòa cần phải tham khảo thêm một số tài liệu và thông tin từ chuyên gia.
Quy tắc 29: Thiết kế giá góc liên hoàn vào góc bếp
Hướng dẫn: Mỗi góc bếp đều có chức năng riêng, phần tủ dưới chân cũng vậy.
Ghi chú: Nhiều kiểu tủ bếp không có góc tủ, khi đó không thể áp dụng quy tắc này.
Theo Bep.vn:
Tủ góc này thường để được nhiều đồ nhưng sắp xếp đồ thì khó vì phần không gian bên trong không vuông vắn, lấy đồ trong đây cũng không dễ dàng.
Quy tắc 30: Bảng ổ điện
Hướng dẫn: Bảng ổ điện nên để ở vị trí thuận tiện cho quá trình sử dụng phục vụ cho việc nấu nướng.
_ Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Bảng ổ điện nên đặt ở vị trí cách sàn bếp từ 38cm đến 112cm
Theo Bep.vn:
Thông tin ở trên chỉ là cơ bản, để áp dụng phù hợp, an toàn trong thực tế nên tham khảo thêm tài liệu và thông tin từ chuyên gia.
Quy tắc 31: Hệ thống đèn chiếu sáng
Hướng dẫn: Ngoài ánh sáng chung cho toàn bộ không gian bếp thì mỗi khu vực nhỏ trong bếp nên được thiết kế hệ thống chiếc sáng riêng để phù hợp với đặc thù hoạt động tại đó.
Mã yêu cầu: Hệ thống ánh sáng lối vào theo mã tiêu chuẩn
Cửa sổ, cửa ra vào chiếm 8% diện tích bếp, theo mã tiêu chuẩn
Hướng dẫn thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế: Ánh sáng nên từ nhiều nguồn, nhiều biểu thị và có thể điều chỉnh.
Cùng Bep.vn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và mang đến không gian sống thoải mái, tiện nghi cho mọi gia đình Việt.
- 6 xu hướng thiết kế cho nhà bếp hiện đại
- 5 thiết kế tủ bếp gỗ đẹp cho nhà hẹp khiến bạn thích mê
- Tủ bếp đẹp hiện đại cho mọi không gian nhà bếp